Một tại nạn bất ngờ khi đang làm nhiệm vụ năm 1979 đã khiến Trần Văn Thước – hội viên “”đặc biệt”” của Hội Nhà văn Việt Nam không thể ngồi, đi lại hết sức khó khăn.
Anh được biết đến với cái tên “”Nhà văn viết đứng”” cùng một loạt tác phẩm tiêu biểu như: Tháng Ba thương mến, Miền ký ức, Ông già và đấu sĩ… Sắp tới, anh cho ra mắt độc giả tập truyện ngắn “”Mưa nhuần””.
Viết để lấy tiền mua thuốc lào Quảng Xương
Thưa anh, tác phẩm đầu tay của anh viết về đề tài gì?
Về người lính. Từ đó tôi có duyên với người lính. Những người lính luôn làm tôi xúc động. Có lẽ tôi viết nhiều về người lính nên nhà văn Nam Hà tưởng tôi là nhà văn quân đội, gửi giấy mời về làm cuốn “”Kỷ yếu các Nhà văn Quân đội””. Tôi phải nhờ anh Kim Chuông, lúc đó là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Thái Bình giải thích hộ.
Văn chương giúp gì cho cuộc đời anh?
Tôi nghiện thuốc lào Ngon và nước chè. Hai thứ ấy trộn thành men mạ vàng hàm răng trước đây khá trắng của tôi. Mất trắng răng nhưng được hưởng “”nhị khoái””, nghĩa là có tiền mua thuốc lào và chè. Ấy là nói về vật chất, còn về tinh thần, văn chương làm người ta vui vẻ hơn, đời sống tinh thần phong phú.
Tập “”Mưa nhuần”” có gì khác những tác phẩm đã xuất bản của anh?
Vẫn đề tài nông thôn nhưng tôi viết về thanh niên nhiều hơn. Lớp trẻ ngày nay làm lụng, yêu đương, quan hệ, phấn đấu như thế nào, họ làm gì để xây dựng cuộc sống của chính họ.
Tư thế viết đứng có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và những dòng văn của anh?
Các giải thưởng mà nhà văn Trần Văn Thước đạt được: Năm 1989, giải nhì cuộc thi “”Tầm nhìn thế kỷ”” do báo Tiền Phong tổ chức. Giải thưởng “”Truyện ngắn chọn lọc”” của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1998. Giải thưởng văn học Lê Quý Đôn.
Tôi chỉ viết ban ngày vì ban đêm không đứng được. Ban ngày, tôi cũng không đứng được lâu, khoảng 15 phút phải nghỉ một lần. Dạo này tôi đứng nhiều chân teo lại. Một chân tựa vào cánh cửa chạn, tay trái tỳ vào hòm viết, tôi phải dồn hết sức cho cánh tay phải cầm bút. Tôi có thể tập trung cao vào công việc và nối lại mạch khá nhanh. Nhà tôi bảo tôi có mỗi một cái tài là người ta đánh cờ nói chuyện ngay bên cạnh cũng mặc, cứ đứng viết.
So với nhiều nhà văn khác anh có thấy mình thiệt thòi ?
Nhiều lúc tôi nghĩ giá mình có phòng viết riêng như những nhà văn khác thì tốt. Nói thật, vừa đứng viết vừa trông cái quầy hàng giúp vợ con đôi khi tôi cũng thấy bất tiện. Nhưng vẫn chấp nhận với cuộc sống của mình, cứ vui vẻ thôi chứ bí bách hay phá phách thì được gì? Tôi thấy mình hạnh phúc vì đã có một gia đình yên ấm.
Gia đình đóng vai trò như thế nào đối với anh?
Có thể nói không có gia đình tôi không được như ngày nay. Năm 1979 tôi bị tai nạn lao động, nhà tôi phục vụ tôi suốt 4 năm trời, đi hết bệnh viện này đến bệnh viện kia. Lúc đó tôi chỉ còn da bọc xương, nằm mê man bất tỉnh nhân sự. Thời gian gian tôi ở bệnh viện Cầu Giấy (Hà Nội), cơ quan tôi đã mấy lần mang vòng hoa xuống để ngoài bệnh viện nhưng tôi phục hồi dần dần, năm 1983 tôi xuất viện. Nhà tôi và các cháu là nguồn động viên lớn nhất giúp tôi vượt qua bệnh tật.
Xin hỏi anh câu cuối, trên đời này anh tin tưởng điều gì?
Tôi tin vào lòng nhân ái của con người, tin vào cuộc sống và tin vào chính mình. Giữ vững niềm tin là một trong những khó khăn lớn nhất của con người.
(Theo GĐ & XH)
Chi Tiết Xem Và đặt hàng tại:
https://thuoclaothanhhoa.info/
THUỐC LÀO THANH HÓA
Thuốc Lào được sản xuất và đóng gọi tại : Thông Thành Công, Phường Quảng Thành, TP Thanh Hoá
Cơ Sở Kinh Doanh Tại Hà Nội : Số 65A Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
RẤT HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH.
Xem Thêm: Truyện cười – Có bán thuốc lào không hử?