Về quê ngoại, tôi thường xuyên gặp cảnh các bác các cụ ngồi rít thuốc lào rất điệu nghệ. Tôi không thích mùi thuốc ấy cho đến khi đi xa, biết được thuốc lào là đặc sản của quê mình.

Nhớ Ai Như Nhớ Thuốc Lào Thanh Hóa

Biết xứ Thanh có một vùng trồng thuốc lào  ngon lâu đời nổi tiếng làm nên thương hiệu thuốc lào Thượng Đình, Thuốc lào Quảng Xương bay xa khắp nước. Những cánh đồng thuốc lào trong trí nhớ của tôi hiện về và rõ nét hơn trong cuộc sống hôm nay.

Thuốc lào đi cùng với cuộc sống người Việt từ lâu rồi.
Thuốc lào đi cùng với cuộc sống người Việt từ lâu rồi.

Khi tôi học cấp 2, tôi hay xuống hồ nhà mình câu cá. Ở đó lạ lắm, có những cây lá to ơi là to, trồng bên cạnh những khu trồng màu, trồng lúa khác. Cây cao có khi hơn cả tôi nữa. Tôi hỏi đó là cây gì thì được trả lời: đó là cây thuốc lào. Ấy là lần đầu tiên tôi biết tới loài cây này khi còn tươi, chưa thái nhỏ phơi khô cuộn thành bánh nâu nâu để mọi người hút.

 

Nhà bác tôi ở đó đến mùa, cả gia đình cùng nhau mang thuốc lào về thái. Khi ấy tôi vẫn không biết nơi tôi lui tới mỗi độ hè lại là nơi tạo nên thứ thuốc lào nức tiếng đến vậy. Mùi thuốc lào bay bay trong gió Quảng Xương lại in đậm thêm vào tâm trí của tôi mỗi lúc một sâu hơn nữa.

 

Tôi chưa bao giờ thử hút thuốc lào, nhưng thấy các cụ rít phê vô cùng. Rít xong lại còn nhả khói bay bổng. Mọi người thường nghe nhắc thuốc lào Tiên Lãng nổi tiếng nhưng nhiều người thì lại bảo thuốc lào Thượng Đình hút mới ngon và sảng khoái nhất. Tất nhiên mỗi người mỗi ý, cũng không biết cái nào hơn cái nào.

Nhưng chắc chắn một điều, hút thuốc lào thì khó bỏ. Ấy vậy ông cha ta có câu rằng: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.

Thuốc lào Quảng Xương trồng nhiều ở huyện Quảng Định, nơi đây người dân vẫn còn chân chất với nghề nông trồng lúa, trồng màu, trồng cây thuốc lào. Đi xe mới tới đầu xã thôi đã thấy dọc triền đê bạt ngàn cây thuốc. Hình ảnh những đồng thuốc lào ngày hôm nay có lẽ không khác với hình ảnh mướt màu xanh tôi thấy hồi bé nhưng cảm nhận có phần sâu sắc, thấm thía hơn.

 

thu hoach thuoc lao

Nhà bác tôi vẫn làm thuốc lào tự ấy đến giờ. Trồng thuốc lào thực ra cũng giống như những nghề nông khác, chẳng giàu được. Chăm lam chăm làm thì đủ tiền cho cả nhà chi tiêu, cho con cháu đi học. Nhưng cái máu thuốc lào nó ngấm trong người chẳng bỏ được, người ta trồng thuốc lào như một thói quen trong cuộc sống. Trồng loại cây ấy, làm nên những bánh thuốc lào từ đời ông bà đến đời cha mẹ rồi truyền cho con cháu.

Ruộng thuốc lào rộng, nhìn mỏi mắt cũng chẳng hết. Trên ruộng vào những đợt bón phân, thu hoạch có cả trăm người lớn bé. Ngay cả những đứa trẻ lít nhít cũng theo cha mẹ ra đồng. Tôi nghĩ có khi lớn lên đi học xa, những đứa trẻ ấy cũng chẳng quên được cái mùi thuốc lào đã nuôi chúng lớn lên, cũng chẳng quên được những buổi sáng trưa chiều người ta chào hỏi nhau bằng tiếng cuốc.

Trồng thuốc lào, làm thuốc lào vất vả lắm. Cũng một nắng hai sương phơi lưng, phơi mặt ra đồng. Một vụ thuốc lào kéo dài từ đầu tháng chín năm nay cho tới tận tháng tư năm sau. Mà thuốc lào trồng đâu có được nhàn như lúa, hôm nay ra đồng ngày mai nghỉ.

Để tạo nên thành quả tốt đẹp, người nông dân nơi đây ngày nào cũng miệt mài bên ruộng

Cây thuốc lào dễ bị nấm, cứ hở ra là có chuyện ngay, cây hỏng là mùa ra đi, công sức đổ xuống sông xuống bể. Hôm nào cũng ra đồng, sáng rồi chiều lại. Mồ hôi đợt trước chưa ráo lại tới đợt sau. Cái nghề nó vận vào người thì biết làm sao được. Đã làm thì làm cho tốt, người ta hút thấy sướng miệng thì người làm ra cũng vui lây.

Nghề trồng thuốc lào vất vả thế, nhưng cũng được cái may mắn cho nơi đây. Đất Quảng Định nhiễm phèn nặng. Trồng lúa ở đây khó lắm. Đến độ tôi nhớ hồi bé, bác tôi đã trồng lúa trên sông thay vì trên ruộng. Nhưng trồng thuốc lào thì cây lại tươi tốt lạ.

Nghe bác tôi bảo trồng thuốc lào khi cây còn bé phải che đậy cẩn thận để tránh sương muối. Đến khi cây có vài lá nhỏ thì tiến hành giâm để cây phát triển tốt. Cây được 20 ngày người ta chuyển qua việc cày đất, vun luống, bón phân, trồng. Tới khi thuốc lào cao 15cm thì ngày nào cũng như ngày nào, tưới hai lượt sáng chiều và bón thoáng đạm.

Người dân cứ làm riết làm riết như vậy cho tới tận khi thu hoạch. Thấy sâu thì phun thuốc nhưng gặp nấm thì phải bỏ kẻo nấm lan. Nấm thuốc lào chưa có thuốc đặc trị mà lại lan nhanh. Có những năm công sức cả nhà đi xuống sông xuống bể chứ chẳng đùa.

Thuốc lào ngon Quảng Định trải dài trên 33ha đất nơi đây nhưng đi xa khắp cả huyện. Nhà nào cũng trồng độ vài trăm đến vài nghìn cây. Mùi thuốc lào theo từ ruộng về đến nhà và làm nên cái nếp sinh hoạt từ lúc nào cũng chẳng rõ. Những ngày thu hoạch, những ngày vất vả hơn bao giờ hết và cũng là những ngày mong chờ nhất trong năm. Người dân coi thuốc lào như là cuộc sống.

Cây thuốc lào được trồng từ tháng 9 nhưng đến tháng 4 năm sau mới thu hoạch

Mỗi vùng miền mang đến một loại đặc sản riêng níu chân du khách. Cây thuốc lào hôm nay có thể không còn quen thuộc với các bạn trẻ như thời của bố mẹ, cha ông ta nữa. Nhưng biết đâu một hôm lang thang thôn xóm nào đó, ta bắt gặp một ruộng thuốc lào đang mởn xanh chờ ngày hái, ta lại nhớ nhớ về cái mùi hương đậm đặc trong kí ức tuổi thơ năm nào.

THUỐC LÀO RẺ

RẤT HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Xem Thêm: Làng đàn bà hút thuốc lào Thanh Hóa ‘say như điếu đổ’

ĐẶT HÀNG NGAY

Các bài viết liên quan