Cây thuốc lào Thanh Hóa được xem là cây đổi đời ở nơi đây. Do nhu cầu hút thuốc lào của người dân tăng lên rất nhanh mà giá bán thuốc lào thành phẩm củng được tăng lên cao. Từ đó việc trồng thuốc lào củng mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người dân nơi đây. Tuy nhiên cây thuốc lào là loại cây đặc thù, kén đất, kén khí hậu và tùy từng nơi mới trồng được và cho ra loại thuốc lào ngon. Tuy nhiên việc trồng và chăm sóc để cho ra loại thuốc lào ngon thứ thiệt thì không phải chuyện đơn giãn đâu. Sau đây tôi sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây thuốc lào nhé.

cách đồng thuốc lào quảng xương thanh hóa
cách đồng thuốc lào quảng xương thanh hóa

Hút thuốc lào đang dần trở nên phổ biến trong đại đa số người dân Việt Nam.

Hút thuốc lào bây giờ là sở thích của rất nhiều người. Việc hút thuốc lào Thanh Hóa củng cực kỳ đơn giãn và bình dân. Người hút thuốc lào  nhiều là vậy nhưng để biết cây thuốc lào như thế nào thì chắc không phải ai củng biết. Để đáp ứng lại thị yếu của mọi người biết cây thuốc lào được trồng và chăm sóc như thế nào. Tôi xin mạn phép giới thiệu đến mọi người quy trình trồng cây thuốc lào và những bí quyết để có thể thu hoạch được những loại thuốc lào ngon nhất, hút phê nhất.

Quy trình gieo mầm cây thuốc lào Thanh Hóa.

Hiện giống cây thuốc lào chưa được lai tạo và sản xuất như các loại cây trồng khác. Giống cây thuốc lào được người dân lựa chọn từ những cây thuốc lào tốt nhất trong ruộng rồi để giống lại cho vụ sau. Vào khoảng tháng chín hàng năm người dân bắt đầu gieo hạt cây. Loại đất ưa thích cho hạt thuốc lào sinh trưởng là đất cát có kích thước hạt đất bé.

Thuốc lào Quảng Xương, Thuốc lào Thanh Hóa.
Thuốc lào Quảng Xương, Thuốc lào Thanh Hóa.

Luống trồng thuốc lào phải được đắp cao và có rảnh thoát nước tốt

Cây thuốc lào con được chăm sóc trong khoảng 15 đến 20 ngày thì đạt được hai đến ba lá non. Khi đấy người dân lại tiếp tục đến bước tiếp theo là ươm bầu cho cây thuốc lào. Giai đoạn này củng rất quan trọng. Loại đất ươm bầu phải đảm bảo chất lượng, hàm lượng phân bón và đặc biệt không được chứa mầm mống bệnh cho cây thuốc lào.

Những yêu cầu cơ bản của việc chăm sóc cây thuốc lào.

Khi cây thuốc lào được khoảng 5 đến 6 lá non thì người dân bắt đầu trồng ra ruộng. Khoảng cách tối ưu nhất cho các cây là từ 30 đến 35cm và các cây phải trồng so le với nhau để được tiếp xúc với ánh nắng một cách tốt nhất. Luống trồng thuốc lào phải có chiều rộng đạt từ 70 đến 80cm và chiều cao luống tối thiểu phải được 20cm. Loại phân thích hợp nhất là phân chuống ủ mục. Người nông dân nên chia làm hai lần bón là bón lót lúc trồng và bón thúc lúc lên luống cho cây thuốc.

Từ cây thuốc lào, nhiều nông dân Quảng Xương có tiền nuôi con học đại học mà không phải bươn trải vất vả làm thuê nơi đất khách.
Từ cây thuốc lào Thanh Hóa được chăm sóc

Đằng sau một cây thuốc lào xanh tốt là rất nhiều mồ hôi, công sức của người nông dân

Điều gian nan nhất khi chăm sóc cho cây thuốc lào là việc ngắt chồi đánh chán cho thuốc. Khi cây thuốc đạt chiều cao khoảng 70cm và khoảng 15 lá thì cây bắt đầu ra nhánh và nhánh phát triển rất nhanh. Nhanh thuốc phát triển nay tiêu hao rất nhiều chất dinh dưỡng của cây và đặc biệt khi ngắt nhánh rất dễ gây gãy lá thuốc. Đặc biệt khi nhánh thuốc ngắt đi không được thu gom lại mà vứt bừa bãi ra ruộng sẽ gây rất nhiều bệnh hại cho thuốc.

Thu hoạch thuốc lào là bước quyết định đến chất lượng cây thuốc.

Vào khoảng tháng 3 tháng 4 âm lịch hàng năm là những ngày vất vã nhất đối với người dân trồng thuốc. Sau khoảng 6 tháng trồng và chăm sóc tỷ mỹ giờ là lúc thu lại thành quả. Tuy nhiên việc thu hoạch thuốc lào tốn rất nhiều nhân công và sức lực nhất. Và đặc biệt công đoạn thu hoạch lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Nhọc nhằn với thuốc lào Thanh Hóa
Nhọc nhằn với thuốc lào Thanh Hóa
Thuốc lào ngon là được làm thủ công 100%
Thuốc lào ngon là được làm thủ công 100%
Thuốc lào Thanh Hóa được phơi lên màu vàng đặc trưng
Thuốc lào Thanh Hóa được phơi lên màu vàng đặc trưng

Thuốc lào được thái thành những sợi bé và phơi chia ra các trành nhỏ

Quan trọng nhất là hôm thái thuốc. Nếu thái vào hôm trời nắng thì sẽ tương đối nhàn vì mọi người chỉ cần thái rồi đem ra nắng phơi, sợi thuốc sẽ tự khô và mà sắc cũng như chất lượng sẽ rất tốt. Còn nếu trời mưa thì lại là một vấn đề rất lớn, khi đó người dân sẽ phải làm một giàn sấy đễ sấy thuốc cho khô. Sấy thuốc thì người ta thường làm một giàn ráo cao khoảng 1,5m và dài khoảng 15m. Vật liệu đốt thì chủ yếu là rơm rạ và cây khô sẵn có trong nhà. Việc vất vã thì không nói mà chất lượng thuốc lại kém đi rất nhiều. màu thuốc thì bị đen trông rất xấu, thuốc hút thì có mùi khói không thơm. Sợi thuốc lào rất bé và dễ nát nên khi phơi mọi người phải hết sức cẩn thận. Nếu trời nắng quá thì sợi thuốc sẽ bị giòn vã gãy hết. Còn không may gặp trời mưa thì coi như bỏ đi không dùng được nữa.

Xã Quảng Định có truyền thống trồng thuốc lào rất lâu năm
Xã Quảng Định có truyền thống trồng thuốc lào rất lâu năm

Mọi thông tin đặt hàng thuốc lào Quảng Xương Thanh Hóa tại địa chỉ:

Địa chỉ: Thượng Đình, Quảng Định Tp Thanh Hóa

 Địa chỉ tại HN: Số 86 Hào Nam,Đống Đa, Hà Nội

 ĐT: Mrs Đức: 0838.99.36.36

 Email: dailythuoclao@gmail.com

 Website: Điếu Cày Đẹp Thanh Hóa

Các bài viết liên quan