Không một ai trong xã Quỳnh Dĩ (Quỳnh Lưu, Nghệ An) biết cây thuốc lào Nghệ An được trồng trên cánh đồng của mình tự bao giờ. Nhưng có vẻ như những người dân cũng không băn khoăn lắm vì điều này. Chuyên canh thuốc lào trở thành nghề truyền thống của họ, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, ngày một phát triển.

Thuốc lào Nghệ An ngày càng được phát triển.


Cây thuốc lào đã từng được đưa sang các xã lân cận như Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Phương, Quỳnh Lập… trồng thử nhưng không hợp với đất cát, mà nó chỉ tươi tốt trên đồng ruộng đất thịt của xã Quỳnh Dĩ. Nhiều đập trũng cũng được bà con tận dụng đắp đất vào để trồng vì vậy tổng diện tích trồng thuốc lào của xã ngày càng mở rộng nhanh chóng.

Muốn có thuốc lào ngon, chất lượng phải tưới xả mắm thường xuyên. O Chiên (làng Sỹ Tân) giải thích cặn kẽ về kinh nghiệm trồng cây thuốc lào: “Cá biển tươi ướp muối làm mắm, sau khi lọc lấy nước mắm, xác cá còn lại được gọi là xả mắm. Xả mắm đem hòa với nước, tưới cho thuốc lào định kì 7-10 ngày một lần. Đến khi đem phơi, muốn thuốc lào có màu vàng ruộm thì phải dãi 3 đêm sương”. Nhờ những bí quyết riêng có ấy mà thuốc lào Quỳnh Dĩ ngon say lòng người.

Nhọc nhằn với cây thuốc lào Quỳnh Dĩ

So với trồng lúa và các cây rau màu khác thì trồng thuốc lào vất vả hơn rất nhiều. Bà con phải thường xuyên bẻ chồi phụ, cứ đều đặn tuần một lần để tập trung phát triển cho thân chính. Rồi đến công việc làm cỏ, tưới nước, phun thuốc chống rầy, bón phân… Từ khi trồng đến khi thu hoạch, lúc nào người nông dân cũng “đầu tắt mặt tối” chăm sóc sao cho cây thuốc lào mang lại năng suất cao nhất.

Bận rộn nhất vẫn là vụ thu hoạch. Từ sáng sớm tới đêm khuya, từ người già tới trẻ nhỏ, mỗi người mỗi việc, ai cũng luôn chân luôn tay. Có thể hình dung đơn giản thu hoạch thuốc lào gồm: cắt lá, tuốt cồi, sắt nhỏ thành sợi, phơi khô. Nhưng mỗi công đoạn đòi hỏi phải làm thật nhanh chóng và đặc biệt phải có kinh nghiệm. “Nhà nào cũng huy động mọi thành viên mau mau tuốt bỏ phần cồi cứng, rồi đem sắt sợi để phơi, nếu không lá sẽ bị ói (thối) hết”, o Thanh chia sẻ.

Đã nhiều lần bà con thử dùng máy để sắt lá thuốc lào nhưng đều không thành sợi. Cái nghề truyền thống nó vậy, bắt buộc phải sắt bằng tay mới được. Người trong xã không đủ, phải thuê người vùng khác đến sắt lá mới kịp, tránh thối lá, với giá khoảng 300.000 đồng/sào. Sợi thuốc lào được dải đều lên những tấm liếc tre phơi đủ 5 ngày nắng từ 25 độ trở lên mới đạt yêu cầu. Đặc biệt phải phơi qua 3 đêm sương thì thuốc lào sẽ dậy màu đỏ rất thơm ngon và bắt mắt. Là một xã miền biển nên thường xuyên có những cơn giông tố – đó lại chính là nỗi sợ hãi khi bà con phơi thuốc lào. Những tấm liếc có thể bị bay hết xuống hồ. Rồi những khi trời mưa, thuốc lào sẽ bị ẩm mốc hết. Bà con vụ ấy lo lắng, điêu đứng. Người nông dân vẫn phải “trông trời, trông đất, trông mây…”.

Ngoài công sức thì chi phí bỏ ra chăm sóc cây thuốc lào cũng khá tốn kém. Giá phân bón ngày càng tăng. Mỗi sào thuốc lào cần khoảng 60 kg đạm, 1 tạ lân, vài ba tạ phân chuồng ủ. Nhà nào thiếu người lại phải thêm chi phí thuê người vùng khác đến sắt lá. Đầu tư mua liếc tre cũng tốn kém không ít- giá 25 nghìn đồng/ 1 tấm liếc – mỗi nhà phải có ít nhất khoảng 30, 40 tấm…

Niềm vui giữ nghề truyền thống…

“So với trồng lạc, khoai, đỗ thì trồng thuốc lào cực hơn nhưng chẳng có lạc, khoai, đỗ nào mang lại thu nhập cao như loại cây trồng truyền thống này cả”, anh Minh – một nông dân trên đất thuốc lào Quỳnh Dĩ chia sẻ. Mỗi năm, bà con Quỳnh Dĩ trồng được một vụ thuốc lào, một vụ lúa; ai lanh lẹ còn trồng thêm được một vụ khoai. Thóc gạo đủ ăn, không phải vay đong, còn thu nhập từ thuốc lào có thể đủ trang trải nuôi con cái ăn học.

Các lái buôn từ Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng đánh ô tô đến tại nhà mua buôn. Năm ngoái, giá mỗi cân thuốc lào thành phẩm khoảng 20-30 nghìn đồng. Năm nay, giá tăng gấp đôi 50-60 nghìn đồng/1kg. Như vậy, bà con sẽ thu nhập được khoảng 6 triệu đồng/sào.

Chưa bao giờ bà con nơi đây có ‎‎‎‎y’ định chuyển đổi sang chuyên canh giống cây trồng khác. Diện tích trồng thuốc lào trong toàn xã ngày càng mở rộng. Loại cây trồng này không chỉ mang lại cuộc sống no đủ cho bà con nơi đây mà hơn tất cả nó đã trở thành một nghề truyền thống, gắn bó sâu nặng với mảnh đất này.

Chi Tiết Xem Và đặt hàng tại:
wedsite: thuoclaothanhhoa.info
Email: dailythuoclao@gmail.com
sđt:0968.724.886
ĐẠI LÝ THUỐC LÀO QUẢNG XƯƠNG THANH HÓA
Thuốc Lào được sản xuất và đóng gọi tại : Thông Thành Công, Phường Quảng Thành, TP Thanh Hoá
Cơ Sở Kinh Doanh Tại Hà Nội : Số 4 Ngõ 161 Phố Hoa Bằng, Cầu Giấy Hà Nội
RẤT HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH.

Tin liên quan: Thuốc lào Nghệ An hàng ngon chất lượng!

Các bài viết liên quan